Đàm phán sau chiến tranh Hợp_nhất_Tây_Tạng_vào_Trung_Quốc

Ngày 23 tháng 5 năm 1951, Chính phủ trung ương Trung Quốc và Chính phủ Tây Tạng ký kết "Hiệp nghị Mười tám điều" tại Bắc Kinh
Ngày 24 tháng 5 năm 1951, Mao Trạch Đông, Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 (trái) và Ngapoi Ngawang Jigme (phải) trong tiệc mứng ký kết hiệp nghị

Năm 1950, trước khi Chiến dịch Chamdo kết thúc, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 khi đó 15 tuổi còn chưa thân chính, thực quyền thuộc về Nhiếp chính Taktra Rinpoche thứ 3.[33][36] Ngày 8 tháng 11 năm 1950, Chiến dịch Chamdo kết thúc, quân đội Tây Tạng thảm bại. Lực lượng phái cải cách trong Kashag Tây Tạng ủng hộ Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 thân chính. Nhiếp chính Taktra Rinpoche thứ 3 bị buộc từ chức[55]. Quân Giải phóng cho phóng thích Tổng quản Chamdo Ngapoi Ngawang Jigme (do Kashag phái đến) trở về Lhasa, yêu cầu Kashag Tây Tạng thừa nhận chủ quyền của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với Tây Tạng. Chính phủ trung ương cũng đáp ứng sẽ duy trì hiện trạng Tây Tạng.[56] Tháng 1 năm 1951, Đạt Lai Lạt Ma gửi thư cho Chính phủ Bắc Kinh, trong thư nói "Tôi lần này tiếp nhận yêu cầu chấp chính nhiệt liệt và thành khẩn của toàn thể nhân dân Tây Tạng", "quyết định đạt được hòa bình như nguyện vọng của nhân dân", phái đại biểu "đến Chính phủ nhân dân trung ương mưu cầu giải quyết vấn đề Tây Tạng"[57]. Tháng 2 năm 1951, Đạt Lai Lạt Ma lệnh cho Ngapoi Ngawang Jigme đứng đầu làm đại biểu toàn quyền, cùng với bốn đại biểu Khemey Sonam Wangdi, Thuptan Tenthar, Thuptan Lekmuun và Samposey Tenzin Thondup đến Bắc Kinh toàn quyền xử lý vấn đề đàm phán với Chính phủ nhân dân trung ương[57].

Cuối cùng, đoàn đại biểu Kashag Tây Tạng vào ngày 23 tháng 5 năm 1951 cùng đại biểu của Chính phủ nhân dân trung ương ký kết "Hiệp nghị giữa Chính phủ Nhân dân Trung ương và Chính phủ Địa phương Tây Tạng về biện pháp Giải phóng hòa bình Tây Tạng" tại Bắc Kinh, hai bên xác nhận Tây Tạng là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc, đồng ý "giải phóng hòa bình Tây Tạng", Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tiến đến đồn trú tại Tây Tạng, Quân đội Tây Tạng cải biên thành Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Chính phủ Nhân dân Trung ương phụ trách vấn đề ngoại vụ của Tây Tạng, đồng thời khôi phục địa vị cố hữu của Ban Thiền Lạt Ma tại Tây Tạng, hiệp nghị còn đồng ý trung ương không có biến động đối với chế độ chính trị cùng với địa vị cố hữu và chức quyền của Đạt Lai Lạt Ma tại Tây Tạng, tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo, và Chính phủ Địa phương Tây Tạng cần phải tự động thi hành cải cách, song trung ương không thêm cưỡng bách[58][59]. Sau đó, Đạt Lai Lạt Ma quyết định không rời Tây Tạng, đồng thời vào tháng 10 năm 1951 chính thức đồng ý hiệp nghị.[60]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hợp_nhất_Tây_Tạng_vào_Trung_Quốc http://www.china.com.cn/zhuanti2005/txt/2001-07/19... http://cpc.people.com.cn/BIG5/64162/64172/85037/85... http://cpc.people.com.cn/GB/64107/65708/65722/4444... http://cpc.people.com.cn/GB/69112/78233/78687/7897... http://cpc.people.com.cn/GB/85037/85038/7492047.ht... http://cppcc.people.com.cn/GB/34961/221998/222001/... http://politics.people.com.cn/GB/1026/7072881.html http://www.people.com.cn/GB/historic/0523/1687.htm... http://book.sina.com.cn/longbook/1098245693_chamag... http://zt.tibet.cn/t/xzjbqk/2003120031229133551.ht...